sách chuyên khảo “Chứng cứ trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em” trường Đại học Kiểm sát bằng tiếng Anh, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội năm 2019
Ngày cập nhật: 20-12-2019TS.Nguyễn Thị Bình, tham gia viết bài trong sách chuyên khảo “Chứng cứ trong giải quyết các vụ án xâm hại tình dục trẻ em” trường Đại học Kiểm sát bằng tiếng Anh, Nhà xuất bản Tư pháp Hà Nội năm 2019; tr339, với bài viết “Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm các quốc gia trong quá trình khởi tố, điều tra, xét xử các tội xâm phạm tình dục mà người bị hại là phụ nữ và phương hướng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền của nạn nhân nữ “
Tóm tắt nội dung:
Phụ nữ là nạn nhân bị hiếp dâm hoặc bị tấn công tình dục vượt qua được rào cản của kỳ thị xã hội để tố cáo tội phạm thì thường lại gặp phải sự đối xử không công bằng trong tiếp cận công lý so với các trường hợp trình báo các loại tội phạm khác không phải là tội phạm tình dục. Cảnh sát điều tra, kiểm sát viên và thẩm phán cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những định kiến và khuôn mẫu mà có thể nhận thấy qua thái độ của họ đối với người gây bạo lực, nạn nhân và nghi phạm. Và rồi, những thái độ này có thể quyết định đến cách mà họ vận dụng luật trong thực tiễn, cách họ ứng phó nhanh như thế nào với các vụ việc, và mức độ quyết tâm xử lý vụ việc có trách nhiệm với vai trò là nhân tố nhà nước hay không”. Vấn đề thu thập chứng cứ và công nhận tính hợp pháp của chứng cứ cũng bị chi phối bởi quan điểm, ý thức chủ quan của người tiến hành tố tụng. Các cơ quan tư pháp có xu hướng tập trung vào chứng cứ về thể xác hoặc bằng chứng pháp y hay độ tin cậy đối với nạn nhân hơn là độ tin cậy của sự việc. Mặc dù cuộc điều tra về các tội xâm phạm tình dục là rất phức tạp và khó khăn, nhưng lại không có các đơn vị điều tra chuyên biệt nào và cơ cấu số lượng nữ công an và nữ điều tra viên là rất ít. Bên cạnh đó, là sự thiếu thốn các cơ sở thân thiện với phụ nữ là nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục tại các các trung tâm y tế giám định pháp y, bệnh viện và cơ quan công an hay ở tòa án. Kèm theo sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn riêng và thái độ, định kiến trong quá trình tiến hành tố tụng đối với các nạn nhân nữ là thời hạn và thủ tục tố tụng của tòa án thường rất lâu và kéo dài. Nạn nhân thường phải kể câu chuyện của mình nhiều lần với sự đối xử thiếu tôn trọng. Dẫn đến tình trạng nạn nhân bỏ cuộc ở giai đoạn trình báo và tiếp xúc ban đầu. Trong giai đoạn xét xử, có rất ít sự chuẩn bị và hỗ trợ tại tòa cho nạn nhân và nhiều trường hợp bị cáo được tòa án tuyên bố trắng án.
Đây chính là một số các nguyên nhân dẫn đến công lý không được thực thi để bảo vệ quyền cho các nạn nhân nữ bị xâm hại tình dục. Vậy quá trình tiến hành tố tụng để bảo vệ quyền cho phụ nữ là các nạn nhân của tội xâm phạm tình dục của các cơ quan tiến hành tố tụng ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Tại sao tồn tại nhiều vụ án hình sự không được thực thi hoặc sự đối xử thiếu tôn trọng phẩm giá, danh dự đối với phụ nữ là nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục? Giáp pháp nào cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền cho phụ nữ là các nạn nhân bị xâm phạm tình dục? Đây là các câu hỏi được đặt ra nhằm nhấn mạnh mục đích của việc tìm hiểu các chuẩn mực quốc tế cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án xâm hại tình dục mà phụ nữ là nạn nhân. Đồng thời là nội dung phản ánh sự cần thiết phải tìm ra phương hướng để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền của phụ nữ là nạn nhân của các tội xâm phạm tình dục.
Bài nghiên cứu gồm có ba phần:
Phần 1: Pháp luật quốc tế quy định về nguyên tắc và kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án xâm phạm tình dục mà phụ nữ là nạn nhân Phần 2: Những vấn đề tồn tại trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án xâm phạm tình dục mà nạn nhân là phụ nữ ở Việt Nam.
Phần 3: Phương hướng nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền của phụ nữ là nạn nhân các tội xâm phạm tình dục.