GIỚI THIỆU THÔNG TIN SÁCH MỚI XUẤT BẢN CỦA CHỦ BIÊN NGUYỄN THỊ HỒNG TRINH
Ngày cập nhật: 24-12-2022HÔN NHÂN GIỮA NHỮNG NGƯỜI CÙNG GIỚI TÍNH: PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG LẬP PHÁP TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hồng Trinh, Hồ Minh Thành, Hoàng Thảo Anh (Đồng chủ biên)
(Năm 2022)
Hôn nhân giữ những người cùng giới tính (HNGNNCGT) đã trở thành một trong những vấn đề chính sách xã hội gây tranh cãi nhất trong thời đại chúng ta. Trong khi các cuộc tranh luận về quyền cho cộng đồng người đồng tính (LGBT) đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, chỉ mới gần đây, HNGNNCGT đã vươn lên dẫn đầu chương trình nghị sự xã hội ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Một trong những nước có sự thay đổi chính sách đáng chú ý này là tại về hôn nhân đồng tính (HNĐT) là tại Hoa Kỳ, từ một vụ việc về đòi quyền kết hôn năm 1970 đến ngày mà Tòa án tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết rằng quyền kết hôn của các cặp đồng tính sẽ được bảo vệ trên toàn bộ 50 bang của nước này năm 2015.
Tại Việt Nam, trong một cuộc hội thảo về thực trạng bảo vệ quyền của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới đã được Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, ông ĐInh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, cho biết, Điều 52 Hiến pháp năm 1992 quy định: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Điều này đồng nghĩa với pháp luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do giới tính hay xu hướng tính dục của cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế những vấn đề của nhóm người LGBT vẫn đang là một khoảng trống trong chính sách, pháp luật Việt Nam. Một vài chính sách có liên quan lại tỏ ra có nhiều bất cập. Tính theo "tỷ lệ an toàn" đã được nhiều nhà khoa học thừa nhận với mức 3%, Việt Nam hiện có khoảng 1,65 triệu đồng người đồng tính và lưỡng tính trong độ tuổi 15-59; đa phần trong số họ đang phải chịu kỳ thị, định kiến, kể cả bạo lực. Họ cũng phải chịu những thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe.